Ở Việt Nam có khoảng 500.000 người tự kỷ. Trong khi đó theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tháng 3.2022, trên thế giới ước tính trung bình cứ 100 trẻ sẽ có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ.
“Mình phát hiện ra con có những dấu hiệu bất thường so với những đứa trẻ khác là khi bé được 9 tháng tuổi. Khi mình hay những người thân trong gia đình gọi tên thì bé không có bất kỳ phản ứng nào cả. Lúc đầu mình nghĩ chắc là do bé chưa nhận thức được nên cũng không quá lo lắng. Nhưng khi bé được khoảng 3 tuổi, những dấu hiệu bất thường càng trở nên rõ rệt. Bé thường xuyên đập phá đồ đạc một cách vô thức, luôn lơ đãng khi người khác trò chuyện cùng bé. Sự “đặc biệt” của con khiến ngay cả người làm mẹ như mình còn sợ chứ đừng nói đến người ngoài. Dần dà, mình cũng không dám dẫn con đến nơi đông người, một phần vì sợ làm phiền người khác, một phần vì mình sợ… những lời chỉ trỏ không hay từ những người xung quanh”. Đây là chia sẻ của một chị bạn của chị mình có con mắc bệnh tự kỷ.
Khoảng thời gian đầu chị ấy như rơi vào trầm cảm khi bé trai con chỉ bị chẩn đoán mắc bệnh rối loạn tự kỷ. Chị tâm sự rằng phải luôn sống trong trạng thái tiêu cực và căng thẳng suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, rất may mắn là chị đã đủ tỉnh táo để không đưa ra hành vi dại dột làm tổn hại đến con mà quyết định đồng hành cùng con trong cuộc chiến với tự kỷ.
“Mình đã vượt qua được mặc cảm khi có con mắc bệnh tự kỷ. Điều này thật khó khăn, nhưng cuối cùng mình vẫn làm được. Từng ngày đồng hành cùng con, chấp nhận những ánh mắt nghi ngại, những lời xầm xì mà hai mẹ con bắt gặp trên đường khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn. Con chỉ có mình mà thôi, nếu ngay cả mình cũng buông tay nó thì nó biết phải sống thế nào đây.”
Nội dung bài viết
ToggleChứng rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Chứng rối loạn phổ tự kỷ (tên tiếng Anh là Autism spectrum disorder – ASD) hay tự kỷ là thuật ngữ được dùng để mô tả một dạng rối loạn thần kinh não bộ, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, khả năng ngôn ngữ và nhận thức cũng như chậm phát triển trí tuệ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ASD được chẩn đoán ở các bé trai nhiều hơn so với các bé gái, tỷ lệ 4.3:1. Nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu tự kỷ mà không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến những tác động nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành.
Dấu hiệu liên quan đến giao tiếp của trẻ tự kỷ
ASD có thể liên quan đến một loạt các vấn đề về giao tiếp, nhiều vấn đề trong số đó xuất hiện trước 5 tuổi.
Khi mới sinh: Khó duy trì giao tiếp bằng mắt
9 tháng tuổi:
- Không trả lời khi được gọi tên
- Không phản ánh cảm xúc trên khuôn mặt (như ngạc nhiên hoặc tức giận)
12 tháng tuổi:
- Không tham gia vào các trò chơi tương tác đơn giản như ú òa hoặc vỗ tay
- Không sử dụng (hoặc chỉ sử dụng một vài) cử chỉ tay chẳng hạn như vẫy tay
15 tháng tuổi:
- Không chia sẻ sở thích của mình với người khác (ví dụ như cho ai đó xem một món đồ chơi yêu thích của mình)
18 tháng tuổi:
- Không chỉ hoặc nhìn vào hướng người khác chỉ
24 tháng tuổi:
- Không quan tâm khi người khác tỏ ra buồn bã hoặc tổn thương
30 tháng tuổi:
- Không tham gia vào các “trò chơi giả vờ”, như chăm sóc búp bê hoặc chơi nhà chòi,…
Ngoài ra, trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc hoặc hiểu cảm xúc của người khác bắt đầu từ khoảng 36 tháng tuổi.
Khi lớn hơn, chúng có thể gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc kỹ năng nói rất hạn chế. Mỗi đứa trẻ tự kỷ sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ với tốc độ không đồng đều. Ví dụ, nếu có một chủ đề cụ thể mà chúng rất quan tâm, chúng sẽ phát triển vốn từ vựng rất mạnh để nói về chủ đề đó. Nhưng chúng sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp về những chủ đề khác.
Khi trẻ tự kỷ bắt đầu nói chuyện, chúng cũng có thể nói với một giọng điệu khác thường, có thể the thé, nói như đang hát hoặc ngang phè,…
Ngoài ra, những đứa trẻ tự kỷ cũng có thể mắc hội chứng hyperlexia. Chúng có thể tự học đọc và có thể đọc tốt hơn những gì mong đợi ở độ tuổi của chúng nhưng lại phải vật lộn để hiểu những gì chúng đang đọc. Mặc dù hội chứng này không phải lúc nào cũng gắn liền với bệnh tự kỷ, nhưng nghiên cứu cho thấy gần 84% trẻ em mắc hội chứng hyperlexia được xác định là phổ tự kỷ. Tuy nhiên, chỉ có 6 đến 14% trẻ em được chẩn đoán tự kỷ là mắc chứng hyperlexia.
Hành vi của trẻ tự kỷ
Ngoài các vấn đề về giao tiếp và xã hội nêu trên, bệnh tự kỷ còn bao gồm các dấu hiệu liên quan đến hành vi như:
- Lặp đi lặp lại các chuyển động vô nghĩa như lắc lư, vỗ tay hoặc chạy tới chạy lui
- Xếp các đồ vật, chẳng hạn như đồ chơi, theo thứ tự nghiêm ngặt và khó chịu khi trật tự đó bị xáo trộn
- Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ mà chúng nghe ai đó nói đi nói lại
- Khó chịu vì những thay đổi nhỏ
- Tập trung chăm chú vào các bộ phận của đồ vật, chẳng hạn như bánh xe của một chiếc xe tải đồ chơi hoặc tóc của một con búp bê
- Phản ứng bất thường với âm thanh, mùi và vị.
- Khó khăn trong việc tự quản lý cảm xúc: Một số trẻ tự kỷ có khó khăn trong việc hiểu và quản lý cảm xúc của họ, có thể thể hiện cảm xúc một cách thái quá hoặc không thể hiện chúng.
Cha mẹ cần làm gì khi có con bị tự kỷ?
Nuôi dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu, và kiến thức chuyên môn. Điều duy nhất mà ba mẹ, người lớn có thể làm cho con chính là sự chấp nhận, bao dung, bình tĩnh trong các hành vi của con. Nếu thiếu sự kiên nhẫn và nóng nảy, chúng ta dễ bị cảm xúc chi phối và mất kiểm soát với con. Điều này không những không giúp được con của bạn mà còn làm cho tình trạng của con thêm tệ hơn. Điều quan trọng nhất để nuôi dạy trẻ tự kỷ/ rối loạn phổ tự kỷ là sự cảm thông và hỗ trợ.
Trước hết, hãy nắm vững các thông tin về trẻ tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ. Nên có sự quan sát và theo dõi các hành vi bất thường, lặp lại của con.
Nên nuôi dưỡng trẻ tự kỷ trong môi trường thân thiện, an toàn. Tránh bị quấy nhiễu bởi những âm thanh hỗn tạp, các yếu tố gây kích động. Nếu có thể chọn lựa, nên cho con tiếp xúc thiên nhiên càng nhiều càng tốt.
Xây dựng kế hoạch hàng ngày: Trẻ tự kỷ thường ưa thích một lịch trình cố định. Hãy tạo một lịch trình ổn định để giúp trẻ biết điều gì đang diễn ra và dự đoán được sự thay đổi.
Sử dụng hình thức giao tiếp hợp lý: Trẻ tự kỷ thường có khó khăn trong giao tiếp xã hội. Trẻ không thể hiểu những gì người khác nói. Vậy nên, có thể giao tiếp với trẻ thông qua hình ảnh, ngôn ngữ hình thể. Ví dụ nên chuẩn bị những tấm thẻ hình ảnh của những việc cần làm, những tấm thẻ cảm xúc để giúp trẻ biểu đạt cảm xúc của trẻ khi cần…
Đặt ra mục tiêu cụ thể: Thiết lập các mục tiêu cụ thể cho trẻ và tạo ra các kế hoạch hỗ trợ để giúp họ đạt được những mục tiêu này.
Tìm hiểu về sở thích của trẻ: Tìm hiểu về sở thích và đặc điểm riêng của trẻ để có thể tạo ra các hoạt động giáo dục phù hợp và thú vị cho họ. Một số liệu pháp trị liệu đơn giản mà gia đình có thể hỗ trợ con mình tại nhà như yoga, âm nhạc, chơi với màu nước, tự làm đất nặn, hoặc trị liệu bằng vật nuôi. Nên gia tăng càng nhiều trải nghiệm tích cực cho con mỗi ngày, nó sẽ là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể tặng con trong tương lai.
Học cách giải quyết xung đột: Hãy học cách giải quyết xung đột tích cực và hòa bình khi trẻ gặp khó khăn. Như đã nói ở trên, nuôi dạy trẻ từ kỷ/ rối loạn trẻ tự kỷ cần nhiều hơn sự bao dung từ người lớn. Nên tránh tuyệt đối các tình huống gây hấn, căng thẳng khiến trẻ sợ hãi ba mẹ nhé!
“Năm 2020 chồng mình bắt đầu trung tâm hỗ trợ đặc biệt cho trẻ tự kỷ/ rối loạn trẻ tự kỷ tại Nhật, nếu có nhu cầu trải nghiệm các hoạt động tại đây, đừng ngần ngại liên hệ hamydesu để được hỗ trợ.”
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/autism#causes,
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/autism-spectrum-disorders