Với những ai hay xem phim Nhật hoặc tìm hiểu về văn hóa Nhật, có lẽ không còn xa lạ với câu “いただきます” (Itadakimasu) luôn được người Nhật nói trước bữa ăn cùng với việc chắp tay kính cẩn. Người Nhật có quan niệm “Trên mỗi hạt gạo có 7 vị thần”. Họ tin rằng mọi thứ trên đời đều có sự sống, có linh hồn. Và khi chúng ta sử dụng chúng làm thức ăn có nghĩa là chúng ta đã lấy đi sự sống của chúng. Từ cỏ cây, hoa lá đến động vật, chim muông đều sẽ trở thành “thần” sau khi chết đi. Người Nhật tin rằng những sinh mệnh đã hy sinh mệnh sống để nuôi dưỡng họ đều là những vị thần đáng tôn kính. Do đó, câu nói “いただきます” không chỉ đơn thuần là “Mời ăn cơm”. Mà nó còn mang hàm ý “Xin cảm ơn vì sự sống của bạn đã nuôi sống tôi”, “Tôi xin nhận bữa ăn”, “Tôi sẽ ăn thật ngon”.
Giáo dục ăn uống luôn được chú trọng, ăn uống là cách hướng trẻ đến sự tự lập và hình thành sự tự tin nội tại của trẻ. Chúng tôi tâm niệm rằng, bữa ăn không chỉ là bữa ăn. Bữa ăn tạo ta ra trí óc và cơ thể.
Nội dung bài viết
ToggleTrẻ con Nhật đã được giáo dục về thức ăn (Food Education) như thế nào?
Giờ ăn rất quan trọng. Không phải chỉ để lấp đầy cái bụng đói mà giờ ăn chính là thời gian tạo kết nối giữa ba mẹ và con cái trong gia đình.
Còn ở trường học, giờ ăn là thời gian tận hưởng, tạo sự kết nối gần gũi giữa giáo viên và con trẻ. Đồng thời tạo cơ hội để các bạn nhỏ học về dinh dưỡng và đạo đức.
Chuẩn bị bữa ăn
Trước bữa ăn, các bé sẽ được tìm hiểu về cách vệ sinh đúng cách bằng cách, các bé sẽ tự giặt khăn ăn của mình, trải bàn ăn và chuẩn bị dụng cụ cá nhân cho bữa ăn.
Với các bé 4 tuổi trở lên, mỗi ngày sẽ phân công một vài bạn trực nhật, giúp lấy thức ăn cho cả lớp và giáo viên.
Việc đóng góp công sức vào bữa ăn giúp trẻ cảm nhận được giá trị của sự lao động, cũng như biết trân trọng người đã mang đến cho mình bữa ăn ngon.
Trong giờ ăn
Trẻ sẽ ngồi ăn cùng giáo viên ở lớp. Các bé từ 2 tuổi trở lên có thể tự chọn chỗ ngồi ăn cùng bạn bè và giáo viên.
Giáo viên luôn để trẻ tự ăn dù là lớp một tuổi. Các con có thể ăn chậm, có thể làm vấy bẩn lớp học nhưng giáo viên luôn sẵn sàng chuẩn bị cho điều đó. Không ai thúc ép trẻ phải ăn nhanh, cũng không bón cho trẻ ăn.
Việc tự ăn sẽ giúp trẻ tận hưởng bữa trưa theo tốc độ và cách của riêng mình cũng như dần dần hình thành tính tự lập nơi trẻ.
Khi lấy thức ăn cho các bé nhỏ giáo viên sẽ không lấy nhiều đồ ăn cùng một lúc mà chia nhỏ ở lượng vừa phải. Khi trẻ ăn hết phần ăn của mình, giáo viên sẽ hỏi bé có muốn dùng thêm món nào nữa không?
Làm vậy để trẻ có được sự tự tin phấn khởi mỗi khi kết thúc phần ăn của mình. Việc hoàn thành công việc từng bước một càng làm cho trẻ thêm tự tin về bản thân.
Ngược lại, Nếu trẻ không thể ăn hết thức ăn, đồ ăn dư thừa nhiều cũng sẽ làm giảm sự tự tin nội tại của trẻ. Và cũng bằng cách này, trẻ học được sự tôn trọng đối với thức ăn.
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở Nhật – Xử lý thế nào khi trẻ không thích ăn
Đối với trẻ nhỏ, sẽ có một vài món trẻ sẽ không thích ăn. Có trẻ không thích ăn rau, có trẻ không thích ăn thịt, có trẻ không thích ăn nấm…. Giáo viên không ép buộc trẻ, nhưng luôn khuyến khích trẻ với quy tắc một miếng. Sau mỗi lần trẻ cố gắng ăn dù là một miếng, giáo viên sẽ khen ngợi trẻ: “Con đã cố gắng nhiều rồi đấy. Thật tự hào nhỉ. “
Khi hoàn thành xong bữa ăn của mình, bọn trẻ sẽ nói: “ごちそうさまでした” (Cảm ơn vì bữa ăn), rồi lần lượt dọn dẹp, đánh răng và vui chơi cùng nhau sau giờ ăn trưa.
Đây là cách mà các trường mầm non tại Nhật dạy cho trẻ tôn trọng thức ăn.
Hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở Nhật
Trong tất cả những điều trên đều là hoạt động giáo dục – Trong bữa ăn, giáo viên sẽ dạy trẻ cung cách trong ăn uống. Ngoài ra, trẻ cũng được tham gia hoạt động gieo trồng rau củ để trẻ thấy thành quả lao động và trân trọng công sức của người nông dân.
Dù trong lịch sử đất nước này đã trải qua bao nhiêu biến cố, thảm họa, nhưng họ vẫn luôn đoàn kết, chia nhau từng nắm cơm, cưu mang nhau trong lúc hoạn nạn. Để rồi quốc gia ấy vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu trên thế giới. Điều này có sự góp phần không nhỏ từ việc giáo dục sớm cho trẻ mầm non.
Mời ba mẹ đọc thêm các bài viết khác của Hamy tại đây nhé!